Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Học nấu mì xào tam tơ cho bữa ăn sáng

Thay vì tô mì nấu đơn giản vào mỗi sáng, bạn có thể trộn thêm ít thịt xá xíu cùng nấm đông cô, rau cải xanh để đổi vị và tăng dương chất cho bữa sáng của cả gia đình.

Kết hợp mì không chiên nissin với 3 loại rau củ cùng 3 loại thịt khác nhau là điểm đặc biệt của món mì xào tam tơ.

Nguyên liệu:

Tôm sú: 250gr
Thịt xá xíu, thịt gà: 240gr
Cải thảo: 100gr
Cà rốt: 100gr
Nấm đông cô: 20gr
1 gói mì không chiên nissin, nước tương vay, hạt nêm

Cách làm:

Thịt gà rửa sạch, ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê hạt nêm, để khoảng 5 phút cho thấm gia vị sau đó đem chiên vàng, xắt sợi. Xá xíu xắt sợi. Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi. Cải thảo bỏ cọng cứng, rửa sạch, xắt sợi. Nấm đông cô rửa sạch, xắt sợi. Đun sôi khoảng 400ml nước, cho mì vào trụng nhanh tay, vớt ra, để ráo.

Đun nóng chảo với ít dầu ăn, phi thơm tỏi, cho tôm, thịt gà, xá xíu vào xào, nêm 1 muỗng canh nước tương, ¼ muỗng cà phê hạt nêm, cho tiếp các loại rau, củ, nấm xắt sợi vào xào nhanh tay. Cuối cùng cho mì vào đảo đều, tắt bếp.

Theo học nấu ăn

Học nấu ăn: Làm mì Tagliolini

Nguyên liệu:

Làm mì Tagliolini:

    Bột mì: 500g
    Dầu ôliu: 50g
    8 lòng đỏ trứng
    Trứng gà: 4 quả
    Muối: 30g.

Làm xốt:

    Tỏi: 1 củ
    Mùi tây: 30g
    Tôm: 50g
    Sò (đã bỏ vỏ): 50g
    Ngao (đã bỏ vỏ): 50g
    Cà chua: 100g
    Dầu ôliu
    Muối, hạt tiêu
    Vang trắng.
Cách làm:

    Cho các nguyên liệu làm mì vào máy trộn trong 15 phút cho tới khi bột mềm. Nhấc ra, bỏ vào tủ lạnh (ngăn dưới) 30 phút.
    Chuẩn bị xốt: Phi thơm tỏi với dầu ôliu và mùi tây, sau đó cho tôm, sò, ngao vào cùng với cà chua gọt vỏ cắt nhỏ. Sau đó cho rượu vang trắng vào, đun 5 phút, đậy vung lại và tắt bếp.
    Lấy bột đã trộn ra khỏi tủ lạnh. Dùng máy cán mì thành sợi. Đem luộc trong nước có chút muối. Bỏ ra ăn nóng cùng với xốt hải sản ở trên.
    Nếu không có máy cán mì thì dùng lăn cán mỏng, sau đó dùng dao cắt thành sợi.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Theo học nấu ăn

Nấu lẩu canh chua thế nào cho ngon?

Nhiều người thường có thói quen nêm vị chua bằng me khi nấu món canh chua. Cũng có người cho chanh vào nấu và thấy ngon hơn, một số người khác lại bảo cho bột me làm sẵn đóng gói ngon hơn... Thực sự thì sao?

Dùng vị chua của trái cây tươi bao giờ thức ăn cũng ngon hơn dùng các loại bột pha chế. Các nhà hàng dùng bột me để tiện khi nấu và tiết kiệm chi phí đi chợ do lượng khách ngày ít ngày nhiều khác nhau, bột trữ được lâu hơn me tươi. Nấu canh chua có thể phối hợp cả hai vị chua của me và chanh. Khi nấu nước bắt đầu sôi, lấy nước lọc với me tươi bỏ hết hột và bã trái. Nêm vị hơi chua, sau đó nấu hoàn thành món canh, lúc chuẩn bị ăn, vắt thêm miếng chanh vào sẽ làm nước canh trong hơn và canh chua có vị chua thanh ăn ngon miệng hơn.

Cách nấu ăn - Nấu lẩu canh chua thế nào cho ngon?


Canh chua là món chín rất nhanh, nên dù nấu theo kiểu nấu canh trong bếp hay nấu kiểu lẩu thì chỉ cần đổ nước sôi vào các thứ rau giá, bạc hà, thơm... đã sắp sẵn, sau 5 phút là có thể ăn.

Nấu lẩu canh chua ngon nên mua cá tươi cắt thành từng khứa với độ dày trung bình 1-1,5cm. Nếu cắt khứa lớn quá, cá lâu chín và sẽ làm rau bị nhừ và giảm bớt độ ngọt tự nhiên của cá tươi.

Cá nấu lẩu chỉ cần nước sôi 5-10 phút là chín, ăn vừa ngon. Nấu lẩu canh chua cũng như các món lẩu khác phải nấu nước dùng cho thật ngon. Nước canh chua nấu với đầu cá, xương cá cho vị ngọt và mùi vị cá. Do đó cần có nhiều ớt tươi để át bớt mùi cá và làm canh chua thêm ngon. Sau đó nêm với me tươi, một chút đường cho đằm vị chua, một chút muối và đổ nước này vào trong lẩu đã sắp sẵn các thứ rau nấu canh cùng với cá tươi, trên mặt để một vài lát ớt. Ðó là cách truyền thống; nhiều người hiện nay chuộng kiểu lẩu chua cay như khẩu vị Thái Lan cũng có thể nấu nước dùng với gừng nướng cắt lát, củ sả đập dập và cho một chút ớt sa tế cho có mùi thơm.

Theo dạy nấu ăn

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Mẹo nấu ăn ngon mỗi ngày

Có những công việc bạn đều làm mỗi ngày nhưng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao nếu không nắm được các bí quyết của công việc đó. Nấu ăn là một ví dụ, nhất là trong những dịp lễ, Tết, ai cũng muốn tự tay mình chuẩn bị một bữa cơm ngon cho cả nhà hoặc đãi khách. Xin mách bạn một vài bí quyết nấu ăn ngon mà có thể bạn chưa biết.

1. Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.

2. Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.

3. Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.

4. Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.

5. Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

6. Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.

7. Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.

8. Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.

9. Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.

10. Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.

Theo dạy nấu ăn

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Đúng và sai khi nấu mì

Ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách nấu mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"

Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.

Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:
1 - Luộc mì trong nồi nước sôi
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mi ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.

Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ.