Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Cuối tuần với món mì Omusoba kiểu Nhật

Omusoba mì xào cuộn trứng kiểu Nhật , món ăn cực thích hợp cho ngày chuyển lạnh, rất phổ biến trong những “nhà hàng gia đình” và các quán bia izakaya ở Nhật Bản.

Đây là một món ăn đơn giản, có vị thơm ngon ngọt ngào và thường gợi cho bạn nhớ đến những gì thân thuộc trong một gia đình Nhật kinh điển.

Chế biến: ~ 30 phút

Khẩu phần cho 4 người ăn

Nguyên liệu:

- 8 quả trứng

- 1 củ cà rốt thái nhỏ

- 1 củ hành băm nhuyễn

- 2 nhánh tỏi, băm nhuyễn

- 2 bắp cải Nhật, cắt miếng vừa ăn

- 4 muỗng dầu trộn salad (dầu hạt nho, dầu cải)

- 2 muỗng xì dầu

- 1/2 muỗng dấm gạo

- 2 muỗng nước

- 1 muỗng rượu sake

- 1 thìa cà phê đường

- 1 miếng rong biển, xay nhỏ (có thể dùng máy xay cà phê) hoặc băm thật nhuyễn.

- 170g xào (mỳ Chow mein hoặc Ramen thì càng tốt)

- Sốt Tonkatsu

- Kewpie Mayonnaise (nếu muốn)

- Muối, tiêu

Cách làm:

Luộc mì chín tới, không bị nát (sau đó sẽ xào với rau trong chảo lớn), vớt ra, dội qua với nước lạnh và để ráo.

Chế biến các loại rau

Đăt chảo lớn lên bếp bật lửa to, cho 2 muỗng dầu, phi hành tỏi khoảng 2 phút. Cho rau vào xào đến khi các nguyên liệu chín mềm. (khoảng 8 phút)

Giảm lửa, cho thêm mì, nước, xì dầu, sake, dấm, đường và rong biển, đun vài phút.

Trong khi chờ mì và rau chín, lấy một chiếc chảo khác để làm ốp lết. Mỗi xuất ốp lết cần 2 quả trứng (đập vào bát, đánh đều). Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng, cho trứng vào rán

Rán hết cho 4 xuất ăn và để lên đĩa

Chia mì xào thành 4 xuất đều nhau, xúc lên trên nửa miếng trứng, gấp nửa còn lại lên, rưới xốt Tonkatsu, một ít kewpie mayonnaise nếu bạn muốn ngón ăn ngậy hơn, và thưởng thức!


Vậy là đã hoàn thành món Omusoba – trứng ốp lết với mì xào rau.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Kết hợp mì với lỗ tai heo giòn giòn

Đừng tưởng rằng mì gói là món đơn điệu bạn nhé. Biết cách nấu và kết hợp sẽ mang lại những món ăn tuyệt vời đấy!

Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 10 phút. Dành cho 1 người ăn


Nguyên liệu:
- 1 gói mì không chiên Nissin
- 50g lỗ tai heo ngâm chua ngọt
- 1 củ hành tây
- 50g bắp cải

Cách làm:
1. Mì không chiên trụng mềm. Tai heo thái mỏng, hành tây cắt múi cam nho, bắp cải thái nhỏ.

2. Bắc chảo lên bếp phi thơm hành tây, cho mì không chiên Nissin vào xào, tiếp tục cho tai heo và bắp cải vào xào độ 1 phút, nêm gói bột nêm sao cho vừa ăn là được.

3. Cho ra đĩa dùng với nước tương ớt rất ngon.

Theo học nấu ăn

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Mẹo khử mùi hôi cho vịt

Gừng và rượu trắng là 2 khắc tinh của vịt. Khi làm, chỉ cần bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn. Nhưng nếu trong nhà bạn không có sẵn 2 thứ này thì có một cách đơn giản hơn và cũng rẻ tiền hơn để khử mùi khó chịu của vịt: muối và giấm. Hãy hòa một lượng kha khá 2 thứ này với nhau, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn mùi hôi. Còn nếu không sẵn giấm, bạn có thể thay bằng chanh. Khi luộc vịt, hãy cho vào nồi nước vài lát gừng đập dập.

Thịt vịt đực ít mỡ hơn vịt cái. Không nên chọn vịt quá non, sẽ mất nhiều thời gian nhổ lông, mùi lại nặng, còn vịt quá già thì thịt cứng, hầm lâu sẽ mất hết vị ngọt. Vịt ngon là con mọc lông dày, ức tròn, bụng căng, không xệ xuống. Vịt bụng xệ chứng tỏ đã đẻ quá nhiều lứa, ăn sẽ không ngon.

Vịt rất hợp với gừng. Nếu không có nhiều thời gian nấu nướng hoặc không phải là đầu bếp giỏi, bạn chỉ cần chọn được con vịt ngon, đem luộc lên (nước sôi hãy cho vịt vào), chặt miếng và chấm với nước mắm gừng đã đủ để có một bữa ngon tuyệt

>> Mẹo nấu ăn - Chọn mua gà vịt tươi ngon

Theo mẹo nấu ăn

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Mua và cách chế biến thịt bò

Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, kali, axit amin... bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể một cách hiệu quả.

Muốn làm mềm thịt bò cho thêm chút muối khi nấu. Riêng thịt bò gân, thịt bắp đùi, xương sườn, muốn nhanh mà không phải hầm lâu, hãy cho vào nồi nấu một miếng dứa, một cục nước đá hoặc cái thìa nhôm.

Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, kali, axit amin... bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể một cách hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bí quyết sử dụng loại thịt này.

Mẹo nấu ăn - Thịt bò sẽ ngon hơn nếu bạn biết những điều sau


1. Chọn thịt bò ngon

- Trước tiên, bạn cần chú ý vào màu sắc. Nên mua thịt bò tươi, không chọn loại có màu đỏ sẫm. Mỡ bò có màu vàng và cứng, không lấy mỡ mềm.

- Kế đến, nhìn vào thớ thịt bò. Chọn loại có thớ nhỏ, mềm, không mua thớ to hơi cứng.

- Sau cùng, lấy đầu ngón tay ấn vào thịt thấy không dính, ngửi không có mùi bất thường, khó chịu là được.

2. Cách sử dụng thịt bò theo từng món ăn


- Đối với các món xào: Nên sử dụng thịt phi lê hay thịt thăn. Khi xào, thịt sẽ mềm mà không bị dai.

- Đối với các món hầm (bò kho, bò nấu bia...) chọn phần thịt có gân hoặc gân như: bắp bò, gân, đuôi bò, đùi bò... món ăn mới ngon. Khi nấu các món bò hầm, nên thêm phụ liệu như tỏi, gừng, vỏ quế, đinh hương, món ăn sẽ thơm hơn, không béo ngậy, giá trị dinh dưỡng nhiều.

- Đối với các món nướng: Nên dùng thịt phi lê hay phần nạm có chút mỡ, khi nướng sẽ thơm ngon hơn.

3. Một số cách chế biến và làm mềm thịt bò - mẹo nấu ăn

- Thái thịt: Để các miếng thịt bò mỏng mà không nát, bạn gói thật kỹ thịt rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh để miếng thịt hơi cứng lại. Khi nấu, lấy thịt ra cắt từng lát một sẽ dễ dàng và đẹp mắt hơn.

- Khử mùi hôi thịt bò: Lấy một củ gừng, nướng chín, rồi cạo lớp vỏ cháy, dã nhuyễn sau đó dùng xát lên thịt. Xả sạch thịt bằng nước lạnh.

- Làm mềm thịt bò: Cách đơn giản nhất là bạn cho một chút muối vào nồi khi nấu thịt.

Với thịt bò dai, bạn có thể làm mềm bằng cách luộc. Khi nước sôi, vớt bỏ lớp váng rồi cho vào nồi khoảng một thìa cà phê rượu trắng cho 1 kg thịt. Tiếp tục đun thêm khoảng 10 - 15 phút, thịt sẽ mềm ngay.

Ngoài ra, trước khi xào, bạn có thể lấy lá đu đủ sống rửa sạch, đập giập, gói thịt lại rồi để gần bếp lửa cho nóng ấm, khi xào, đem ra cắt mỏng. Riêng thịt bò gân, thịt bắp đùi, xương sườn, bạn muốn ăn liền mà không có thời gian hầm lâu, hãy bỏ vào nồi nấu một miếng dứa, một cục nước đá hoặc một cái thìa nhôm.

Theo mẹo nấu ăn

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Bữa sáng với mì udon trứng gà

Mì Udon đông dai dai, mềm mát rất thanh đạm, kết hợp với trứng gà bổ dưỡng là món điểm tâm sáng ngon lành cho bạn và gia đình. Hãy vào bếp và khoe tài nội trợ nào!



Nguyên liệu:

Xương heo: 500gr

4 bánh mì ăn liền Udon, 1 lít nước, 4 quả trứng gà, ½ chiếc đậu Nhật, 1 muỗng cà phê nước tương đen. Rau ngò tươi, cà rốt, vài cánh nấm tươi, vài lá rong biển tươi, hạt nêm, đường.

Cách làm:

Mì Udon đun trong nước sôi đến khi thấy mì mềm nở rồi đổ ra rổ cho ráo, ngâm trong nước lạnh cho ráo, ngâm trong nước lạnh cho sợi mì tơi. Đậu hũ tươi xắt miếng, để riêng. Lá rong biển rửa qua, xắt sợi nhỏ. Rau ngò nhặt, rửa sạch, xắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, xắt khúc. Nấm tươi rửa qua nước muối loãng cho sạch.

Xương heo rửa sạch, ướp với khoảng 1 muỗng cà phê hạt nêm. Cho xương heo, cà rốt, nấm tươi vào nồi, đun sôi, hớt bỏ bọt, ninh kĩ lấy nước dùng. Khi được, cắt riêng lấy nước dùng, nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, chút đường, nước tương đen vừa miệng.

Lá rong biển trộn với dầu mè, ít nước tương để ăn kèm. Trứng gà đập ra tô, lấy lòng đỏ, trần chín tới. Bày mi ra tô, cho đậu hũ tươi lên, bày trứng gà lên, chan nước dùng khéo léo để đậu hũ và trứng không bị vỡ. Ăn nóng kèm với salát rong biển tươi.

Mách nhỏ: để nước dùng ngọt và trong, ngoài việc chú ý hớt bọt thường xuyên, bạn có thể cho thêm vài miếng củ cải đường vào trong lúc đang hầm xương heo.

Chúc các bạn thưởng thức mì Udon ngon miệng.

>> Mì udon khổng lồ chỉ có ở Tawaraya tại Kyoto

Mì xào trứng cho bữa ăn 2 người

Nếu bạn là một người bận rộn, chắc hẳn bạn cũng biết việc chuẩn bị được một bữa ăn ngon cho gia đình trong những ngày đi làm là rất khó khăn. Tuy nhiên với công thức nấu mì xào trứng dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Chắc chắn đây sẽ là một món ngon nữa bạn muốn thêm vào danh sách cải thiện cho bữa ăn gia đình.

Nguyên liệu để làm cho 2 người ăn cũng khá nhiều và công phu đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Đầu tiên là bạn cần 2 quả trứng gà cùng 1 gói mì không chiên Nissin hoặc mì trứng.

Tiếp theo các bạn cần chuẩn bị bông cải xanh hoặc trắng. Thịt ba rọi cần được thái miếng vuông. Các gia vị và hương liệu khác cần chuẩn bị bào gồm xì dầu, tương ăn phở, tỏi, hành tây, bột nêm và một ít bột bắp để làm nước sốt.

Bước đầu tiên là sơ chế mì không chiên Nissin. Bạn hãy bóc gói mì và ngâm mì vào bát nước ấm tầm 5 phút cho sợi mì nở to, sau đó vớt mì ra và xối lại bằng nước lạnh cho sợi mì săn lại.

Sau khi chế biến , đã đến lúc bạn cần chế biến thịt. Bạn hãy bật bếp và cho một ít dầu ăn vào chảo đun nóng. Khi dầu ăn đã bắt đầu nóng, hãy đổ thịt vào xào cho chín tới. Sau khi đảo thịt và cho thịt ra đĩa, bạn cho tiếp trứng vào để ốp la.

Chảo xào thịt và ốp trứng sau đó không nên dùng để chế biến rau vì có thể bị lẫn vị, do đó hãy thay một chảo gang to hơn để chế biến rau. Hành tây bạn cần xắt nhỏ và cho vào chảo đảo đều cùng với tỏi băm. Tiếp theo cho bông cải vào xào cùng cho tới khi chín.

Giờ là lúc làm món ăn thêm đậm đà. Bạn hãy cho thêm tương ăn phở cùng xì dầu vào chảo rau và đảo đều. Đổ thịt đã chín tới trước đó vào chảo và đảo đều tay tới khi tất cả đều chín thì thôi. Nếu bạn ăn được hạt tiêu, hãy rắc hạt tiêu lên trên trứng và cho ra đĩa.

Để làm nước sốt cho món mì, hãy đổ một bắp vào một bát nước nhỏ, trộn đều sau đó đổ vào chảo. Để nước sốt có mùi vị hơn, hãy thêm các gia vị như tiêu, muối, đường.

Sau tất cả các công đoạn trên, bước cuối cùng là cho mì ra đĩa và thưởng thức thành quả của mình. Chúc bạn ngon miệng!

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Chọn đúng "phần thịt" heo thích hợp cho món ăn

Không phải ai cũng biết phân biệt và chọn đúng "phần thịt" thích hợp khi chế biến các món ăn. Sau đây là vài bí quyết mẹo nấu ăn giúp chọn thịt theo món ăn chế biến mà bạn có thể áp dụng ngay.


1. Thịt vai
Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi, xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.

2. Đùi trước

Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.

3. Chân giò

Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo...

4. Mỡ lưng

Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho...

5. Thăn chuột

Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em, người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.

6. Sườn non

Ngon nhất là nướng BBQ. Ngoài ra còn có thể hầm súp, ram mặn, kho.

7. Ba rọi (thịt ba chỉ)

Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho tàu, ram mặn, xào...

8. Đùi sau

Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc...

Mẹo nấu ăn: Vài lưu ý khi chọn mua thịt


- Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.

- Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, có màu hồng, không có mảng bầm, tím, tụ máu. Ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính.

- Lớp mỡ có màu trắng hoặc vàng tự nhiên, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, hay mùi thuốc kháng sinh.

- Không chọn thịt heo già (heo sề) vì sau khi chế biến món ăn sẽ bị khô hoặc bở. Đặc điểm của loại thịt này là da dày và thô.

- Khi mua cần quan sát kỹ, lựa miếng thịt tươi, không quá bóng, sờ vào ấm, nóng, hơi dính.

- Còn nếu bạn thấy thịt cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi. Khi chế biến thịt heo, tốt nhất là đeo găng tay, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

- Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm... Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

- Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt heo đã qua kiểm dịch (có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y trên thân thịt, rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siêu thị).
Xem thêm: Mẹo chọn thịt heo tươi ngon giúp nấu ăn ngon

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Nướng thịt bằng bếp than

Thịt nướng bằng bếp than có hương thơm rất đặc trưng, để nướng thịt ngon mà vẫn đảm bảo vệ sinh và chất lượng món ăn, bạn có thể tham khảo những bí quyết mẹo nấu ăn dưới đây.

Nhóm bếp
Đầu tiên chất than thành hình kim tự tháp, sau đó châm lửa. Để 30 phút cho than cháy đỏ đều. Nếu bạn nhóm bếp ban ngày thì khi nhìn thấy than hơi xám là bếp đã có thể dùng để nướng.

Chống dính
Trong quá trình nướng, thực phẩm có thể bị dính vào vỉ. Vì thế trước khi bắt đầu nướng, bạn nên thoa ít dầu ăn lên vỉ. Tuy nhiên, nếu thực phẩm đã ướp sẵn dầu ăn thì bạn có thể bỏ qua công đoạn này. Bởi nếu cho quá nhiều dầu ăn, lửa có thể phụt lên làm cháy xém thức ăn.

Kiểm tra độ nóng của lửa
Để tránh tình trạng thức ăn quá chín hoặc sống, bạn có thể kiểm tra độ nóng của lửa bằng cách: Hơ lòng bàn tay trên ngọn lửa, ở bằng vị trí sẽ đặt thực phẩm nướng. Nếu bạn có thể giữ tay trong hai giây thì nghĩa là lửa nóng; 3 đến 4 giây là hơi nóng và 4 đến 5 giây là lửa vừa.

Kiểm soát độ nóng
Bạn muốn tăng độ nóng? Có nhiều cách: Hạ thấp vỉ nướng, cho thêm than, quạt cho than cháy cao lên. Còn nếu muốn giảm nhiệt độ bếp nướng, bạn rút bớt hơi than ra hoặc rắc vào ít nước lạnh. Để giữ nước cốt thịt không bị chảy ra trong quá trình nướng, bạn có thể dùng thìa để trở mặt thịt, thay vì dùng nĩa. Nếu bếp nướng bị phụt lửa, bạn hãy nhanh chóng lấy thức ăn ra khỏi vỉ nướng và rắc một ít nước lạnh lên bếp.




Cách nướng thịt thơm ngon cho chị em nội trợ

Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của không ít người bởi món ăn ngon, thơm dậy mùi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nướng thịt ngon. Dưới đây là mẹo nấu ăn giúp bạn có món thịt nướng thơm ngon, đảm bảo an toàn.


Cách nêm gia vị
Các gia vị nêm nếm cùng thời gian ướp sẽ quyết định chất lượng món thịt nướng ngon hay không. Thông thường các bà nội trợ chỉ ướp thịt trong khoảng thời gian ngắn từ 30 - 60 phút và cho rằng như thế đã đủ. Nhưng để gia vị được thấm đều vào miếng thịt, bạn nên ướp từ 6 - 8 giờ. Các loại gia vị để ướp (dùng chung cho các món thịt (heo) nướng) gồm: hành, tỏi, sữa, mật ong, dầu ăn, tiêu, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước dừa, và một ít bột sô đa.

Bạn có thể tham khảo theo tỷ lệ 1kg thịt heo nướng cần 50g hành tím, 50g tỏi (xay nhuyễn vắt lấy nước), hai muỗng canh sữa đặc, hai muỗng canh mật ong, hai muỗng canh dầu hàu, 1/2 muỗng canh dầu mè, hai muỗng canh dầu ăn, một muỗng cà phê tiêu, hai muỗng canh nước mắm, ba muỗng canh đường, hai muỗng canh hạt nêm, một muỗng canh bột ngọt, 1/2 chén nước dừa, 1/2 muỗng cà phê bột sô đa.

Với cách tẩm ướp như trên, miếng thịt của bạn nướng ra sẽ vàng, thơm ngon, mềm ngọt.
Lưu ý: Nước dừa, bột sô đa khi tẩm ướp sẽ làm thịt rất mềm. Nên dùng đường cát để ướp, thịt khi nướng sẽ không bị cháy như ướp với đường phèn.

Cách nướng

Cách 1: Mẹo khi nướng thịt, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

- Trước khi cho thịt vào để nướng, nên dùng nước sôi hoặc nước canh nóng chần qua thịt, như vậy món thịt sẽ mềm và khi nướng xong thịt sẽ giòn và dôi hơn.

- Khi nướng phải chú ý nướng lần lượt, nướng chín 1 mặt rồi đảo đi nướng mặt khác, không nên đảo đi đảo lại, như vậy vừa tốn thời gian, vừa lâu chín thịt.

- Trong lò nướng nên đặt một cái bát (tuỳ độ lớn của lò) đựng nước, như vậy nước chịu ảnh hưởng của nhiệt độ trong lò sẽ nóng lên bốc hơi làm cho miếng thịt không bị cháy đen và cứng lại.

Cách 2: Hun thịt (thịt hun khói) bằng lá chè, đường và gạo sẽ rất thơm ngon.

Dùng lá chè, đường đỏ (đường phèn) và gạo để hun thịt, vừa vệ sinh không có vi khuẩn, mà màu sắc và mùi vị lại đạt tiêu chuẩn và thơm ngon.

Cách 3: Khi nướng thịt bạn nên đặt miếng bánh mì bên cạnh bếp.

Nếu khi nướng thịt hoặc xào nấu nhiều thức ăn mà bạn đặt vài lát bánh mì khô bên cạnh bếp, bánh mì sẽ hút hết mỡ bắn ra. Làm như vậy không những sạch bếp, mà còn phòng tránh cho bếp khỏi bị dầu mỡ nhiều bắn xung quanh quá nhiều mà bốc cháy lên thành ngọn lửa.


Những sai lầm khi nướng thịt - mẹo nấu ăn nên tránh

1. Không xả đá hoàn toàn trước khi nướng

Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thịt đông lạnh cần phải xả đá hoàn toàn trước khi nướng, nếu không, thịt dễ bị cháy hoặc không chín đều. Cách tốt nhất để xả đá là để thịt đông lạnh từ ngăn đá sang ngăn lạnh trong thời gian đủ để thịt có thể hoàn toàn tan đá.

2. Không xác định trước nhiệt độ lò nướng

Nhiều người thường dựa vào độ săn lại hoặc màu của thịt sau khi nướng, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng “đáng tin cậy”. Nên xác định nhiệt độ chính xác để mở lò nướng ở nhiệt độ lý tưởng đó.

3. Không chọn trước kiểu nướng – nhỏ lửa và từ từ >< lửa cao và nhanh

Thông thường, tùy vào món ăn mà ta nên chọn kiểu nướng nào cho thích hợp. Ví dụ như thịt bò bít-tết (steak) nên để cao lửa, sườn hay thịt quay thì nên để nhỏ lửa và nướng âm ỉ.

4. Không rửa lò nướng sau mỗi lần sử dụng

Nên rửa lò sau mỗi lần sử dụng. Có thể dùng giấy ướt tẩm chất chống vi khuẩn hoặc nước xịt chuyên dụng để rửa lò nướng. Như vậy, sẽ đảm bảo được an toàn cho mọi người, nhất là khi đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với thịt sống.

5. Không canh lửa liên tục

Những lò nướng gas hoặc điện thì khá ổn định về nhiệt độ, nhưng đối với lò nướng than, việc canh cho lửa đều liên tục là một việc cần thiết. Đặc biệt là khi nướng miếng thịt lớn trong thời gian dài.

6. Không khuếch tán ngọn lửa/nhiệt độ để nướng “gián tiếp”

Có nhiều loại thịt, nhất là những loại cần nướng ở nhiệt độ thấp/lửa nhỏ, sẽ ngon hơn nếu nướng trên ngọn lửa không trực tiếp. Do vậy, nên xác định loại thịt để điều chỉnh độ lửa hoặc bọc thịt bằng những vật dụng thích hợp để thịt chín gián tiếp trên lò nướng.

7. Không kiểm tra nhiệt độ bên trong ở mọi góc xem có chín đều hay không

Những lò nướng hiện đại không chỉ có tín hiệu báo cho biết thời gian nướng đã hết mà còn báo khi thịt đã gần chín. Nhưng không nên hoàn toàn ỷ lại vào tín hiệu này vì hệ thống thường chỉ được thiết kế dựa trên 1 điểm bề mặt của thịt. Nên đích thân kiểm tra xem thịt đã chín đều trong ngoài hay chưa. Nhất là khi nướng cả tảng thịt lớn hoặc nguyên con gà hay gà tây. Nhiều chỗ đã chín nhưng có chỗ lại chưa chín.

8. Đoán lầm khi nhìn màu sắc bên ngoài của thịt

Nhiều người có thói quen nhìn màu sắc bên ngoài hoặc độ khô ướt của máu trên miếng thịt để xác định xem thịt chín hay chưa. Điều này đúng sai còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nấu bếp, không thể áp dụng “công thức” một cách cứng nhắc. Ví dụ như thịt gà thường tiết ra máu đỏ khi ở nhiệt độ 74 độ C (165 độ F). Thịt bò có thể có màu nâu đậm hơn thay vì màu hồng…

9. Không để cho miếng thịt kịp cô lại sau khi nướng, làm thịt bị khô khi nước chảy ra đĩa

Một điều quan trọng mà mọi người thường không để ý tới là sau khi lấy miếng thịt từ lò nướng ra, nên để một thời gian cho miếng thịt “nghỉ” trước khi cắt nó thành từng miếng. Lý do: khi nướng, nước bị tách rời khỏi các sợi thịt, khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, miếng thịt cần thời gian để cho nước thịt kịp thấm trở lại vào các sợi thịt. Nếu bị dao đè xuống cắt ngay lập tức khi mới ra lò, nước thịt sẽ chảy hết ra đĩa, làm cho bản thân miếng thịt không còn đậm đà “juicy” nữa.

>> Mẹo chọn thịt heo tươi ngon giúp nấu ăn ngon 

Theo cách nấu ăn

Cá hồi sốt cam ngon tuyệt

Món ăn có thể ăn chơi hoặc ăn kèm với cơm nóng. Hương vị rất ngon. Các bạn thử một lần nhé!

Nguyên liệu:

Cá hồi 300 gr

Cam vàng 1 quả

Bột năng, hạt nêm, đường, hành khô

Cách làm:

Cá hồi thái quân cờ


Lăn qua bột năng

Chiên ròn, bày ra đĩa và chuẩn bị sauce

Làm sauce cam:

Cam bổ đôi, 1/2 vắt lấy nước, 1/2 cắt miếng nhỏ

Phi thơm hành khô cho nước cam+bột nêm+đường+cam thái miếng vào xào chín nêm nếm vừa miệng.

 
Cá hồi sốt cam 
Theo học nấu ăn

Dạy nấu ăn - Thực đơn món Âu cho cả nhà

Ngày nay món Âu cũng không quá xa lạ. Có nhiều nhà hàng với những món ngon nhưng cách nấu ăn đa số cầu kỳ nguyên liệu khó tìm. Xin giới thiệu vài món Âu dễ làm cho gia đình bạn.

Một bữa ăn gồm khai vị, món chính và tráng miệng.

1. Cà chua trộn cá hồi xông khói
 
Nguyên liệu

3 trái cà chua to chín đẹp
Khoảng 100g cá hồi xông khói, 1 lát chanh vắt lấy nước, 2 muỗng canh dầu olive , 1 muỗng canh củ hành tây bằm nhỏ
Rau thơm, tiêu vỏ chanh bào mỏng.

Cách làm

Cá hồi cắt nhỏ trộn chung với củ hành chanh, rau thơm cùng 1 trái cá chua cũng cắt nhỏ.

Thêm rau thơm, tiêu dầu olive.

Cắt đôi hai quả cà còn lại lấy hạt bỏ, cho hỗn hợp cá, củ hành vào.

Trang trí thêm rau thơm và vài vỏ chanh cắt nhỏ.

2. Thịt heo áp chảo bơ, táo
Nguyên liệu

2 miếng cốt lết heo
Khoảng 2 muỗng canh hạt hồ đào (pecan), 1 muỗng canh bơ, 1 trái táo vừa, 1 muỗng cà phê đường
Gia vị, tiêu, hạt nêm.

Món Âu cực ngon dễ làm, Ẩm thực, am thuc, mon Au, mon ngon, dua vang, ca hoi xong khoi, thit heo, hat ho dao

Cách làm

Thịt rửa sạch, lau khô ướp với tiêu hạt nêm.

Bơ cho vào chảo nóng cho táo cắt múi cao vào chiên vàng khoảng 1 phút.

Cho thịt vào chảo cùng táo áp khoảng 4 phút, thêm hạt pecan đường vào.

Đậy nắp vặn nhỏ lửa khoảng 5 phút thịt chín ( nếu khô có thể thêm chút nước)

Dọn ăn kèm khoai tây hấp chín nghiền.

3. Xà lách cá hồi
Nguyên liệu

Khoảng 200g rau xà lách các loại rửa sạch
50 g cá hồi xông khói
Nửa trái táo bào lát mỏng
2 muỗng canh dầu olive
1 lát chanh vắt nước.

Cách làm

Cho rau xà lách vào dĩa, cho táo, cá hồi lên trên.

Dầu olive cho chút chanh vào quậy đều chế lên trên dĩa xà lách.

Trang trí thêm lát chanh, hành khô tùy thích.

4. Dưa vàng tráng miệng

Cắt đôi, dùng muỗng múc từng viên và cho vào lại vỏ. Dùng dao cắt những khía tạo viền.

Có thể ăn kèm thêm một viên sorbet chanh, hay thêm lá bạc hà…

Theo dạy nấu ăn

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Mì không chiên Nissin: mì xào cá lóc sốt dầu hào

Thay đổi hương vị cho món mì gói bằng cách kết hợp cá lóc và sốt dầu hào ngon tuyệt, bạn sẽ thấy được sự hoàn hảo trong cách chế biến này.
Nguyên liệu:

Phi-lê cá lóc: 400gr

Cà rốt: 100gr

Cải thìa: 300gr

4 gói mi khong chien Nissin, dầu hào, nước tương, hành phi, ngò rí, đường, hạt nêm

Cách làm:

Cá lóc rửa sạch, xắt quân cờ, ướp chút muối tiêu, dầu hào để 5 phút cho thấm. Đun nóng chảo với ít dầu ăn, phi thơm tỏi, cho cá vào chiên chín đều.

Cà rốt rửa sạch, tỉa hoa, xắt lát mỏng, luộc sơ. Cải thìa nhặt sạch, rửa sạch, luộc sơ, để ráo. Đun sôi nước, cho mì không chiên Nissin vào trụng sơ, vớt ra, để ráo.

Đun nóng chảo, phi thơm tỏi, cho 3 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, ½ chén nước, đun sôi. Nêm ít đường, hạt nêm vừa ăn, làm sệt sốt bằng 1 muỗng canh bột năng. Cho không chiên ra đĩa, cho cá lên mì rồi đến cải thìa, cà rốt sau đó rưới sốt dầu hào lên. Khi ăn trộn đều với sốt.

Theo học nấu ăn

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Mì không chiên Nissin xào bò cho bữa sáng


Nhiều người cũng biết mì tôm rất nóng nhưng nếu ăn kèm với nhiều rau xanh như cách xào mì dưới đây sẽ không còn lo bữa sáng đơn điệu và mì ăn không sợ nóng cho bạn nữa.

Thời gian thực hiện: 10 phút
Giá thành: 50.000 đ/ 4 người.
 Nguyên liệu:

- Mì không chiên Nissin: 2 gói.

- Thịt bò: 0,2 kg

- Rau cải ngọt: 0,5 kg

- Ngô bao tử: 1 lạng

- Cà rốt: 1 củ, cà chua 2 quả.

- Nấm rơm một ít

- Gia vị, xì dầu, bột ngọt, tỏi.

 Cách làm:

Bước 1: Ngâm mì không chiên Nissin vào bát nước lạnh khoảng 5 phút (sợi mì sẽ dai hơn so với chần nước nóng đấy), các loại rau rửa sạch. Thịt bò ướp với tỏi gừng nêm thêm ít gia vị và 1 ít dầu ăn vào cho thịt bò mềm nhé.

Bước 2: Trong thời gian ngâm mì, bạn tranh thủ thái cà rốt thành từng sợi chỉ dài.

Rau cải ngọt thái khúc dài khoảng 4 cm, nấm bổ phần tư, cà chua bổ cau, tỏi băm nhỏ… tất cả để riêng từng loại.

Bước 3: Khi mì không chiên Nissin đã ngâm xong vớt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo. Bắc chảo lên thêm một ít dầu ăn vào cho nóng. Cho mì không chiên đã ráo nước vào xào khoảng 5 phút, sợi mì săn lại thì thêm gia vị và một ít xì dầu vào cho vừa ăn là được. Xào thêm một chút nữa rồi bắc xuống cho ra đĩa để riêng.

Bước 4: Thêm dầu ăn vào chảo nóng, cho thịt bò vào xào. Khi này bạn nhớ vặn lửa to để xào thịt bò nhé. Thêm một ít gia vị nữa cho vừa ăn là được. Tất cả thịt bò cho ra 1 bát để riêng.

Bước 5: Thêm tiếp dầu ăn vào, cho tỏi bằm phi thơm. Khi xào rau, bạn sẽ xào lần lượt với cải ngọt trước. Khi rau tái bạn mới cho thêm gia vị  sau đó cho cà rốt, nấm rơm vào xào, thêm gia vị nữa cho vừa đậm.

Cuối cùng cho cà chua bổ cau vào trộn đều, cho bát thịt bò đã xào vào trộn cùng, tắt bếp thêm ít gia vị nữa là đã ổn rồi.

Trình bày:
- Cho rau xào thịt bò vào để lên trên đĩa mì đã xào. Khi thưởng thức bạn nên trộn đều mì và các loại rau vào và cùng măm măm sẽ rất tuyệt.

- Ăn mì nhiều thì cũng nhàm chán lắm, nhưng làm theo cách này sẽ giúp món mì hấp dẫn hơn và mì ăn không sợ nóng.

 - Bạn hãy thử làm đi, chắc chắn rằng với món này thì ngày nào các ông chồng cũng sẽ không còn bảo chán ăn mì tôm buổi sáng nữa đâu.
Với món này thì ngày nào các ông chồng cũng sẽ không còn bảo chán ăn mì tôm buổi sáng nữa đâu.

Theo học nấu ăn

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Học nấu mì xào tam tơ cho bữa ăn sáng

Thay vì tô mì nấu đơn giản vào mỗi sáng, bạn có thể trộn thêm ít thịt xá xíu cùng nấm đông cô, rau cải xanh để đổi vị và tăng dương chất cho bữa sáng của cả gia đình.

Kết hợp mì không chiên nissin với 3 loại rau củ cùng 3 loại thịt khác nhau là điểm đặc biệt của món mì xào tam tơ.

Nguyên liệu:

Tôm sú: 250gr
Thịt xá xíu, thịt gà: 240gr
Cải thảo: 100gr
Cà rốt: 100gr
Nấm đông cô: 20gr
1 gói mì không chiên nissin, nước tương vay, hạt nêm

Cách làm:

Thịt gà rửa sạch, ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê hạt nêm, để khoảng 5 phút cho thấm gia vị sau đó đem chiên vàng, xắt sợi. Xá xíu xắt sợi. Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi. Cải thảo bỏ cọng cứng, rửa sạch, xắt sợi. Nấm đông cô rửa sạch, xắt sợi. Đun sôi khoảng 400ml nước, cho mì vào trụng nhanh tay, vớt ra, để ráo.

Đun nóng chảo với ít dầu ăn, phi thơm tỏi, cho tôm, thịt gà, xá xíu vào xào, nêm 1 muỗng canh nước tương, ¼ muỗng cà phê hạt nêm, cho tiếp các loại rau, củ, nấm xắt sợi vào xào nhanh tay. Cuối cùng cho mì vào đảo đều, tắt bếp.

Theo học nấu ăn

Học nấu ăn: Làm mì Tagliolini

Nguyên liệu:

Làm mì Tagliolini:

    Bột mì: 500g
    Dầu ôliu: 50g
    8 lòng đỏ trứng
    Trứng gà: 4 quả
    Muối: 30g.

Làm xốt:

    Tỏi: 1 củ
    Mùi tây: 30g
    Tôm: 50g
    Sò (đã bỏ vỏ): 50g
    Ngao (đã bỏ vỏ): 50g
    Cà chua: 100g
    Dầu ôliu
    Muối, hạt tiêu
    Vang trắng.
Cách làm:

    Cho các nguyên liệu làm mì vào máy trộn trong 15 phút cho tới khi bột mềm. Nhấc ra, bỏ vào tủ lạnh (ngăn dưới) 30 phút.
    Chuẩn bị xốt: Phi thơm tỏi với dầu ôliu và mùi tây, sau đó cho tôm, sò, ngao vào cùng với cà chua gọt vỏ cắt nhỏ. Sau đó cho rượu vang trắng vào, đun 5 phút, đậy vung lại và tắt bếp.
    Lấy bột đã trộn ra khỏi tủ lạnh. Dùng máy cán mì thành sợi. Đem luộc trong nước có chút muối. Bỏ ra ăn nóng cùng với xốt hải sản ở trên.
    Nếu không có máy cán mì thì dùng lăn cán mỏng, sau đó dùng dao cắt thành sợi.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Theo học nấu ăn

Nấu lẩu canh chua thế nào cho ngon?

Nhiều người thường có thói quen nêm vị chua bằng me khi nấu món canh chua. Cũng có người cho chanh vào nấu và thấy ngon hơn, một số người khác lại bảo cho bột me làm sẵn đóng gói ngon hơn... Thực sự thì sao?

Dùng vị chua của trái cây tươi bao giờ thức ăn cũng ngon hơn dùng các loại bột pha chế. Các nhà hàng dùng bột me để tiện khi nấu và tiết kiệm chi phí đi chợ do lượng khách ngày ít ngày nhiều khác nhau, bột trữ được lâu hơn me tươi. Nấu canh chua có thể phối hợp cả hai vị chua của me và chanh. Khi nấu nước bắt đầu sôi, lấy nước lọc với me tươi bỏ hết hột và bã trái. Nêm vị hơi chua, sau đó nấu hoàn thành món canh, lúc chuẩn bị ăn, vắt thêm miếng chanh vào sẽ làm nước canh trong hơn và canh chua có vị chua thanh ăn ngon miệng hơn.

Cách nấu ăn - Nấu lẩu canh chua thế nào cho ngon?


Canh chua là món chín rất nhanh, nên dù nấu theo kiểu nấu canh trong bếp hay nấu kiểu lẩu thì chỉ cần đổ nước sôi vào các thứ rau giá, bạc hà, thơm... đã sắp sẵn, sau 5 phút là có thể ăn.

Nấu lẩu canh chua ngon nên mua cá tươi cắt thành từng khứa với độ dày trung bình 1-1,5cm. Nếu cắt khứa lớn quá, cá lâu chín và sẽ làm rau bị nhừ và giảm bớt độ ngọt tự nhiên của cá tươi.

Cá nấu lẩu chỉ cần nước sôi 5-10 phút là chín, ăn vừa ngon. Nấu lẩu canh chua cũng như các món lẩu khác phải nấu nước dùng cho thật ngon. Nước canh chua nấu với đầu cá, xương cá cho vị ngọt và mùi vị cá. Do đó cần có nhiều ớt tươi để át bớt mùi cá và làm canh chua thêm ngon. Sau đó nêm với me tươi, một chút đường cho đằm vị chua, một chút muối và đổ nước này vào trong lẩu đã sắp sẵn các thứ rau nấu canh cùng với cá tươi, trên mặt để một vài lát ớt. Ðó là cách truyền thống; nhiều người hiện nay chuộng kiểu lẩu chua cay như khẩu vị Thái Lan cũng có thể nấu nước dùng với gừng nướng cắt lát, củ sả đập dập và cho một chút ớt sa tế cho có mùi thơm.

Theo dạy nấu ăn

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Mẹo nấu ăn ngon mỗi ngày

Có những công việc bạn đều làm mỗi ngày nhưng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao nếu không nắm được các bí quyết của công việc đó. Nấu ăn là một ví dụ, nhất là trong những dịp lễ, Tết, ai cũng muốn tự tay mình chuẩn bị một bữa cơm ngon cho cả nhà hoặc đãi khách. Xin mách bạn một vài bí quyết nấu ăn ngon mà có thể bạn chưa biết.

1. Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.

2. Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.

3. Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.

4. Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.

5. Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

6. Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.

7. Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.

8. Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.

9. Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.

10. Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.

Theo dạy nấu ăn

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Đúng và sai khi nấu mì

Ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách nấu mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"

Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.

Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:
1 - Luộc mì trong nồi nước sôi
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mi ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.

Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ.